Bảng giá dịch vụ vệ sinh máy giặt tại Hà Nội

Đóng góp bởi: dienlanhhanoi 8 lượt xem Đăng ngày 04/07/2025

Dưới đây là bảng giá vệ sinh máy giặt tại Hà Nội

STT Loại máy giặt Đơn giá Ghi chú
1 Máy giặt cửa trên (lồng đứng) 250k < 7kg
2 Máy giặt cửa trên (lồng đứng) 300k-350k 7kg – 10kg
3 Máy giặt cửa trên (lồng đứng) 450k-500k > 10kg
4 Máy giặt cửa trước (lồng ngang) 400k < 7kg
5 Máy giặt cửa trước (lồng ngang) 450k-650k > 7kg

Quy trình vệ sinh máy giặt chuyện nghiệp

  • Bước 1: Kỹ thuật viên kiểm tra tổng quan máy giặt trước khi tiến hành tháo gỡ để vệ sinh.
  • Bước 2: Lần lượt tháo các bộ phận như mặt điều khiển, nắp trên và nắp lưng máy giặt. Tiếp đến là tháo rời mâm giặt và lồng giặt.
  • Bước 3: Nhân viên sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng và bơm cao áp để loại bỏ 100% cặn bẩn bám bên trong và bên ngoài lồng giặt. Sau đó dùng bàn chải để vệ sinh lưới lọc xơ vải và cọ rửa các khe rãnh trên chi tiết nhựa của máy.
  • Bước 4: Lắp ráp các bộ phận trở lại như ban đầu và lau khô. Sau khi hoàn thành, kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ chức năng vận hành của máy.
  • Bước 5: Dọn dẹp sạch sẽ khu vực làm việc và bàn giao cho khách hàng.

 Đặt lịch hẹn với chúng qua hotline:: 0353373812– 096716323.

 Khi nào cần vệ sinh máy giặt?

Vì sao nên bảo dưỡng máy giặt theo định kỳ?

Máy giặt là một trong những thiết bị không thể thiếu trong gia đình, tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, máy giặt có thể tích tụ cặn bẩn và bụi vải bên trong lồng giặt cũng như ống nước thải. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của động cơ mà còn có thể tạo ra các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh trong gia đình.
Theo các chuyên gia, việc bảo dưỡng và vệ sinh máy giặt định kỳ là cần thiết và nên được thực hiện 12-18 tháng/lần. Bạn có thể sử dụng giấm chua và baking soda để tiến hành vệ sinh máy giặt.

2Những dấu hiệu cho thấy máy giặt nhà bạn cần được vệ sinh, bảo dưỡng

Máy giặt lâu hơn so với chương trình giặt bình thường
Máy giặt lâu hơn so với chương trình giặt bình thường
Việc bảo dưỡng và tra dầu mỡ máy giặt định kỳ là vô cùng quan trọng để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ của máy. Nếu không thực hiện đúng các bước này, máy giặt có thể bị hỏng nhanh chóng và động cơ máy móc sẽ giảm năng suất. Điều này không chỉ làm tăng thời gian giặt mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ tổng thể của máy.
Quần áo không sạch hoàn toàn sau khi giặt
Quần áo không sạch hoàn toàn sau khi giặt
Các tạp chất và bụi bẩn bám vào lồng máy giặt có thể làm giảm khả năng làm sạch của máy, dẫn đến việc quần áo sau khi giặt không được làm sạch hoàn toàn và có thể còn một số vết bẩn vẫn bám trên quần áo.
Máy giặt có mùi hôi, ẩm mốc
Máy giặt có mùi hôi, ẩm mốc
Hơi nước không thể khô hoàn toàn trong lồng giặt sau mỗi lần sử dụng, điều này tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm, vi khuẩn và các vi trùng độc hại. Kết quả là máy giặt có thể có mùi hôi và xuất hiện hiện tượng ẩm mốc.
Máy giặt bị ồn và có tiếng kêu lạ phát ra trong quá trình giặt
Khi nào cần vệ sinh Gioăng máy giặt
Hơn nữa, nếu không được bảo dưỡng và làm sạch định kỳ, các chất bẩn thải ra qua đường ống xả có thể gây tắc nghẽn cho bộ lọc của máy giặt, gây hư hại và giảm hiệu suất hoạt động. Tình trạng bộ lọc ống xả bị tắc nghẽn có thể dẫn đến tiếng ồn và tiếng kêu lạ phát ra từ máy giặt trong lúc đang giặt.
Có bùn và xơ vải đọng trên gioăng máy giặt
Có bùn và xơ vải đọng trên gioăng máy giặt
Không vệ sinh máy giặt trong thời gian dài sẽ làm cho các lớp bùn và xơ vải tích tụ ngày càng nhiều trên gioăng máy giặt, gây ảnh hưởng không tốt cho hiệu suất hoạt động của máy.

3Những lưu ý cần nắm rõ khi bảo dưỡng máy giặt tại nhà

Vệ sinh lồng giặt
tVệ sinh lồng giặt
Thời gian vệ sinh lồng giặt sẽ phụ thuộc vào mức độ sử dụng của máy. Theo các chuyên gia, thường xuyên vệ sinh lồng giặt mỗi tháng một lần là điều cần thiết.
Trong quá trình vệ sinh lồng giặt, bạn có thể sử dụng chất tẩy rửa đặc biệt để làm sạch hoàn toàn bụi bẩn, cặn bám bên trong và bên ngoài lồng giặt. Nếu máy giặt của bạn có chế độ vệ sinh lồng giặt (Tub Clean), hãy sử dụng chế độ này để tăng hiệu quả làm sạch.
Kiểm tra bộ phận xả
Kiểm tra bộ phận xả
Trong quá trình bảo dưỡng máy giặt, việc kiểm tra và vệ sinh bộ phận xả là cực kỳ quan trọng. Khi máy giặt đang hoạt động việc bơm và xả nước đều ổn định, bạn có thể tháo ra bộ phận xả để làm sạch và vệ sinh, sau đó lắp lại để tiếp tục sử dụng bình thường.
Nếu bạn phát hiện rằng bơm xả gặp sự cố như không xả nước hoặc gặp vấn đề với quá trình xả nước liên tục, thì nên liên hệ với một thợ sửa chuyên nghiệp để được tư vấn và khắc phục.
Kiểm tra dây curoa máy
Kiểm tra dây curoa máy
Khi sử dụng máy giặt trong thời gian dài, dây curoa có thể bị mòn, đứt hoặc giãn, gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành của máy và có thể gây ra tiếng ồn khó chịu.
Trong quá trình tự bảo dưỡng máy giặt tại nhà, nếu bạn phát hiện rằng dây curoa gặp vấn đề, bạn có thể tự thay thế dây curoa cho máy giặt hoặc liên hệ với nhân viên kỹ thuật để được khắc phục kịp thời.
Kiểm tra tổng thể máy
Kiểm tra tổng thể máy
Khi thực hiện kiểm tra toàn bộ máy giặt, trước tiên hãy đảm bảo rằng nguồn cấp điện đã được kết nối chắc chắn và máy đang hoạt động ổn định. Nếu bạn phát hiện dấu hiệu đứt gãy hoặc hư hỏng trên dây điện, hãy nối lại hoặc thay thế ngay.
Tiếp theo, hãy kiểm tra van cấp nước để đảm bảo hoạt động bình thường và kiểm tra ống nước có bị xoắn hay không. Nếu các ống nối bị lỏng, hãy vặn chặt để tránh rò rỉ nước khi sử dụng. Sau đó, hãy kiểm tra gioăng cao su ở cửa máy giặt xem có hư hỏng hay lỏng không.
Sau khi kiểm tra tổng thể bên ngoài, hãy xem xét quá trình giặt xem có gây tiếng ồn, rung lắc hay gặp vấn đề gì không. Nếu không có vấn đề gì đáng ngại, bạn đã hoàn tất quá trình tự vệ sinh và bảo dưỡng máy giặt tại nhà.
Vệ sinh và bảo dưỡng máy giặt là một công việc cần thiết để đảm bảo hoạt động tốt và độ bền của thiết bị. Bằng cách chú ý đến những dấu hiệu cho thấy máy giặt cần được vệ sinh và bảo dưỡng, bạn có thể ngăn chặn các vấn đề tiềm ẩn và đảm bảo máy giặt hoạt động hiệu quả trong thời gian dài.

Bài viết cùng chủ đề: